Việt Lào Khơ Me anh em.. :P1



Việt Lào Khơ Me anh em..

An Hoang Trung Tuong
Du-ký 2008-07-01 19:50:00

LƯU Ý: MỌI SAO CHÉP PHẢI GHI RÕ NGUỒN VÀ TÁC GIẢ

Cao Miên thốt nốt xanh bò trắng chó vàng

Cao Miên (mà bọn Khoai Tây tư bẩn phản động và Trung Tướng vưỡn gọi sai là Căm Bốt dưng điếu muốn chữa lại) theo số liệu chuẩn 2007 có 14 trẹo dân, trong đó 90% là Khờ Me, 5% Lừa, 1% Tàu, còn lại là Tây Thái Nhựt vưn vưn.

Dưng đó là số liệu đểu. Chính các đồng chí trung ương Phun Xi Bếch khi tiếp Trung Tướng đã nói có ít nhất 4 trẹo Lừa tại Miên, và con số này tăng mỗi ngày. Ba Tàu thì chỉ có khoảng nửa trẹo sống quanh quẩn vùng Nam Vang (mà bọn Khoai Tây tư bẩn phản động và Trung Tướng vưỡn gọi sai là Nông Bênh dưng điếu muốn chữa lại) và Xiêm Riệp, hai đô thị nhớn nhất nước.

Vì Lừa đổ sang Miên dào dạt, nên chính phủ Miên buộc Lừa muốn vào Miên phải xin Visa, trừ vào uýnh bạc ở biên giới. Đây là một sự quái lạ, vì bọn liên hợp Asean đã thỏa thuận miễn thị thực thời hạn ngắn cho tất cả công dân các quốc gia thành viên, và Miên cũng không bắt buộc công dân Lào, Thái cần visa khi qua bên bển.

Lừa ở Miên nói chung sống khá hơn bọn mọi bản xứ, trừ vùng Biển Hồ.

Trung Tướng đã bỏ nhiều thời gian thị sát vùng này, thuê hẳn một chiếc Land Rover của sở ngoại vụ Xiêm Riệp, chụp hết 10 Ghi ảnh, và cũng kịp ịch một con phò, đáng tiếc lại là phò Lừa.

Ở Biển Hồ có tới, nếu nói 100% thì hơi quá, dưng nói 95% thì điếu sai mấy, Lừa sinh nhai. Tổng cộng dễ trên 2 trẹo mạng.

Chúng sống trên các con thuyền gỗ lợp tôn, túm tụm từng đại gia đình chục khẩu, làm nghề xin tiền Khoai Tây.

Thằng phản động Miên gốc Lừa làm phiên dịch cho Trung Tướng, tên Bi Đông (lưu ý tên riêng chỉ nhằm quảng bá minh họa và không nhất thiết khác tên thật), thiết trình rằng bọn Lừa đứa nào cũng có thể nuôi cá tra để bán, hoặc lên bờ giồng lúa tăng gia, dưng chúng nó điếu chơi.

Bi Đông đã không bốc phét chiện Lừa lười, dù nó luôn bốc phét nó 100% máu Miên, trong khi Trung Tướng biết tỏng nó lai Lừa, thậm chí Lừa nguyên bản F1.

Biển Hồ giống một mỏ vàng lộ thiên, vì vốn là một đoạn sông Mê Kông phình to. Chỉ cần quây tấm lưới đụp, sẽ có một hồ cá lưu động mỗi năm thu nhập 20 ngàn đô Mẽo. Ven bờ đất đai bỏ hoang ngút ngàn trông xót ruột.

Dưng bọn Lừa Biển Hồ điếu chịu chăn cá Da Trơn cũng điếu chịu giồng gạo Tám. Chúng hàng ngày chờ các đoàn Khoai Tây (mỗi năm chừng 3 trẹo thằng tư bẩn phản động, đúng bằng số du lịch toàn Cõi Lừa, dường như đó là bọn vừa khảo cứu Ăng Co xong thì té ngang Biển Hồ coi Thú Lừa) đến chơi rồi xin tiền.

Đám Lừa này điếu nói tiếng Miên, vì chẳng phải đứa nào cũng rành tiếng Miên, hoặc vì tiếng Miên điếu đủ năng lực cái bang. Chúng nói tiếng Lừa, như hệt Trung Tướng và như hệt các đồng chí. Câu mở mồm của chúng là Chú Ơi Cháu Xin Ngàn, hoặc Cô Ơn Con Xin Đồng, bất kể du khách là Lừa hay Khoai Tây hay Lào Xẻng. Trẻ con đi làm nuôi cả nhà, còn người nhớn nằm nhà đẻ em bé.

Bọn trẻ con Lừa Biển Hồ ngoài nghiệp vụ xin xỏ bọn phản động Tây Tàu Mẽo thì cũng nhiều đứa kiêm nhiệm bán hàng rong tới bọn phản động Mẽo Tàu Tây. Đa số chúng cắp rổ chuối mắn (loại chuối bình dân ở Miên, bé bằng ngón tay cái, ăn chua hoét), nhảy veo veo từ thuyền này qua tàu khác, bán chác điếu cần chứng chỉ, dưng cũng đắt hàng phết. Trung Tướng từng mua 3 nải chuối của 3 đứa cùng lúc, ăn một quả xong ném tòm xuống kênh.

Hai thằng chủ quả tàu du lịch chở Trung Tướng xem Lừa tất nhiên cũng là Lừa. Thuyền trưởng 17 tuổi, đã có ria, và đương nhiên đã có vợ, thuyền phó là em ruột nó, 10 tuổi, độc thân. Thằng này tên Ba Toong (lưu ý tên riêng chỉ nhằm quảng bá minh họa và không nhất thiết khác tên thật), cực kỳ linh lợi, và nhanh như cảnh sát. Trung Tướng gạ tuyển dụng nó về Lừa bổ nhiệm luôn chức Giám Đốc Logistics mà nó nhăn nhở từ chối, rõ là thằng yêu nước. Trong bài sau Trung Tướng sẽ bốt ảnh Ba Toong đang gồng lưng đẩy tàu ra khơi, Trung Tướng cũng hứa sẽ viết riêng một bài du ký dài đưỡn kể lể chiện đời đồng chí Nhi Đồng Lừa Kiều Yêu Nước Cao Miên này.

(Còn tiếp)

(@2007)



25 Comments (Page 1/1)

 hcm1989 (1)

Cám ơn Trung Tướng khai sáng cho đầu óc Lừa chúng tôi!
Một Lừa lưu tưu.


 pappnase (2)

Bai nay cua tt em doc trong ka roi, dung doc lai van thay cam khoai deo ta. Dm tt bot part 2 nhanh cho em con thuong thuc, chu dm cu hoan cai su xung xuong lai the nay dieu tot 1 ti nao, bat dut kho so lam.



 HVB_thieutuong (3)

Thiếu tướng cấp dưới mới đi Nôm Bênh, Xiêm Diệp về đây. Thiêu tướng xác nhận thôn tin của trung tướng dễ đúng đến năm chục phần chăm.

Thiếu tướng  hiện đang vận dụng khả năng văn lớp 5 trườing làng viết 2 bài phóng sự nóng hôi hổi về Cam pốt, trung tướng cho mượn chỗ pót nhé.

Bài 1 : Luận về Phò Nam vang

Bài 2 : Sự kiện Xiêm Diệp 1969 Miên gọi là Cáp Duôn, đề tài cực hay. 

Hay trung tướng văn bựa chữ loằng ngoằng làm hộ luôn cái.



 hh.mianhe (4)

Trung Tướng khốn kiếp viết cái gì cũng dở dang, để em viết tiếp về Lào nhé. Chà, hứa rồi mà xuông thì chán chết nhỉ?

Ước gì khả năng văn chương của mình khá khẩm hơn chút.

Nghĩ phát.


 hh.mianhe (5)

Đêm nay không thèm ngủ, thỉnh thoảng thức trắng đêm để thấy cuộc sống của mình dài hơn. Không biết được, có thể ngày mai mình sẽ chết.

 hh.mianhe (6)

Du lịch Lào nhé.

Đừng coi thường là Lào nhỏ bé hơn ta nhé. Người Lào lễ phép hơn chúng ta và nói tiếng anh nhiều hơn dù không giỏi nhưng cũng đủ để khách du lịch cảm thấy sự hiếu khách của những con người này . Đường xá Lào rộng rãi sạch sẽ và an toàn hơn của ta, mình có để xe đạp chỉ cần khoá ở một nơi từ sáng đến trưa vẫn còn đấy, nếu ở Hà nội dấu iêu của ta thì chắc là đã không cánh mà bay. Ẩm thực của Lào an toàn hơn của ta, ăn thức ăn đường phố của Lào vừa ngon vừa rẻ, mà rất an toàn, như ở Hà nội thì mình cứ ăn vào là .... ra, trời ạ có lần còn phải đi rửa ruột. Mà rau xanh của Lào thì ngon thui rồi.  Và người dân Lào còn có nhiều quyền hơn chúng ta, chà một câu nói nhạy cảm.

Bắt đầu với Viêng chăn nhé.

Điểm đầu tiên nên tới là Patuxay: Khải hoàn môn
Patuxay và đại lộ Lane Xang được xây dựng giống như Arc de Triomphe và Champs -Élysées của Paris. Patuxay được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp dành độc lập. Nó được xây dựng nhờ vào quỹ hộ trợ của Mỹ. Người Mỹ muốn giúp đỡ người Lào xây dựng một sân bay nhưng nhân dân Lào đã dùng tiền này để xây dựng Patuxay nên nó còn được gọi là "đường bay thẳng đứng" (vertical runway).



 hh.mianhe (7)

Sisaket museum:

Cũng nằm trên đại lộ Lane Xang, ở góc giao với đường Setthathirat. Cực kỳ nhiều tượng Phật, bốn phía hành lang đều là tượng phật, như thế này: 

Trong mỗi một hỗ nhỏ đó đều có một tượng Phật.

Còn ở giữa là Wat (temple) Sisaket, như các Wat khác ở Lào, mái ngói có 5 tầng:


Bên trong Wat Sisaket là bức tượng phật bằng vàng:



Và đây là cánh cửa gỗ được chạm trổ chim muông, thú và người, nhưng mình chẳng hiểu gì í nghĩa của chúng cả, hehe.



 hh.mianhe (8)

Haw Phra Kaew:

Là nơi đã từng cất giữ Phật Ngọc (Emerald Buddha). Phật Ngọc đã từng chu du qua Lào, Căm pu chia và hiện giờ thì đang ở Thái Lan. Thành ra là cả 3 nước này đều có Haw Phra Kaew và vẫn còn tiếp tục tranh cãi nhau rằng thì là đáng lẽ ra là Phật Ngọc phải nằm ở Haw Phra Kaew của nước họ.



Phật ngọc vào mùa hè (trang phục mỗi mùa một khác, làm cho Ngọc phật có các màu khác nhau).


Toàn cảnh Haw Phra Kaew.

Và xung quanh có rất nhiều tượng đồng:



Tạm thế đã, em sẽ kể tiếp về Luang Phra Bang và Xiêng Khoảng sau nhé.


 hh.mianhe (9)

Quên mất.

Đừng quên thăm Thát Luông và Budda Park.

Budda Park, cách Viêng chăn 25 km, có xe bus. Budda Park gần sông Mê kông, phần ranh giới giữa Lào và Thái Land, và có cây cầu Hữu Nghị  bắc qua hai nước. Đứng bên này nhìn sang bên Thái Lan có cảm giác giống giống như khi đứng bên này thác Bản Giốc nhìn sang phía bên kia của Trung Quốc.

Đúng là Park of Budda, nhiều vô số kể.



Và có cái hay là có rất nhiều tượng rắn. Rắn 5,7,9 đầu. Rắn quấn tròn thân mình để Tượng Phật ngồi lên, rồi dùng các cái đầu của mình để che cho Phật. Không hiểu? !!!



Bức tượng lớn nhất Đông Nam Á?!





 An Hoang Trung Tuong (10)

Cảm ơn Hê yêu nhế. Tiếp tục bốt giữ khách giúp Trung Tướng trong thời gian nầy nhế.

Hồm nầu có dám đi bụi Viêng Chăng lần nữa không? Chỉ đi 2 người thôi nhế? Cho em một mình một ghế sau ngủ thoải mái nhế.



 hh.mianhe (11)

Tôi biết một cô nàng Rất chi là sợ chết Luôn lăn tăn than vãn Nếu lỡ mai em tèo.   Còn bao vùng quê nữa Chờ bước chân em qua Và bao nhiêu người nữa Em còn mong gặp mặt.   Em cần lên thảo nguyên Để tìm nghe tiếng sói Trong đêm trăng thanh vắng Dàn đồng ca hào hùng.   Em cần sang Ti - bê (Tibet) Để tìm chim kền kền Con chim của tâm linh Tiễn người về với Chúa. (!!) .......
blah blah
.......   Thôi được rồi cô em Anh đây là xe ôm Tiền dĩ nhiên chẳng có Lời ngọt ngào càng không.   Nhưng nếu cô em muốn Anh sẽ đưa em đi Dù tận đẩu tận đâu Miễn là em hết sầu.


 hh.mianhe (12)

Đau khổ quá, bao nhiêu công typing. Huhuhuhuhu


 hh.mianhe (13)

Luông pha băng.

Luông pha băng là cố đô của triều đại Lan Xang, đã được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Ấn tượng đầu tiên về Luông Pha Băng là sự kết hợp đan xen giữa những ngôi nhà gỗ cổ truyền thống của Lào với phong cách kiến trúc châu Âu, dấu ấn của Indochina một thời. Luông nằm trên một bán đảo nhỏ, tạo bởi điểm giao của sông Mê Kông và sông Nam Khan. Những quả đồi nhỏ bao quanh, những ngôi chùa cổ nằm ở khắp mọi nơi trong thành phố, bờ sông với những hàng dừa,... làm nên một đất Luông với vẻ đẹp làm say đắm lòng người.

Một cây cầu bắc qua sông Nam Khan:





Hoàng hôn trên dòng sông Mê Kông:




Để nhìn hết toàn cảnh Luông Pha Băng thì hãy leo nên núi Phú sĩ nhé (Phou Si hill, holy moutain). Nằm ở giữa thành phố, đối diện với Cung điện Hoàng Gia, núi Phú Sĩ  được xem là nơi lưu lại những dấu chân thần thánh của Đức Phật.
Đường lên núi Phú sĩ:



Ảnh chụp nhìn từ núi Phú sĩ:



Luông Pha Băng khá nhỏ, đường phố ngắn, thành ra có thể đi bộ để khám phá đất Luông. Mình thích ăn những món ăn đường phố của họ, từ sinh tố, cà phê (cà phê Lào rất thơm ngon), đến cá nướng, thịt gà nướng, xôi... Cái gì cũng ngon. Ước gì những gánh hàng rong trên đất Hà thành nhà mình cũng có thể như thế. Và dĩ nhiên là đừng quên exploring Nigth Market, nằm ngay dưới chân núi Phú sĩ, trước của Cung điện Hoàng gia. Night Market họp khá sớm, từ khoảng 5h pm, chẳng biết kết thúc lúc nào, bán đủ mọi thứ: bạc ,ô, đèn lồng, lụa, áo, váy, băng đĩa ....




 hh.mianhe (14)

Trời

Lại mất toi một bài nữa. Chán thật đấy. Huhuhuhuhyu


 hh.mianhe (15)

Hôm nay không thể gửi bài được. Lạ thế chứ.

Kiểu gì cũng kêu là quá dài.......




 hh.mianhe (16)

Royal Palace Museum - Haw Kham

Cung điện Hoàng Gia được nhà vua Sisavang Vong cho xây dựng vào năm 1904. Nó là sự kết hợp giữa mô típ Lào và kiến trúc beaux-art Pháp. Có cả chút gì Italia nữa, các bậc thang lên xuống ngay tại cửa vào được làm bằng đá cẩm thạch Italia.
Trước khi vào trong Cung điện, bạn phải gửi hết đồ đạc và bỏ giầy dép ở bên ngoài phòng gửi. Không được chụp ảnh và sờ mó đến các đồ vật ở trong cung.
Từ của vào ở bên phải là phòng của Vua. Ở đây lưu giữ rất nhiều những đồ vật của Hoàng gia, trong đó có ba bức tượng bằng đồng của ba nhà vua cuối cùng của Luông Pha Bang. Điều ấn tượng nhất ở phòng này là những bức tranh mô tả lại cuộc sống hàng ngày của người Lào cổ được treo ở những bức tường. Chúng được một hoạ sĩ người Pháp vẽ vào năm 1930. Mỗi bức tranh sẽ được nhìn thấy đẹp nhất vào một thời điểm nhất định trong ngày, tuỳ thuộc vào ánh sáng vào ở các cửa sổ đối diện, đó chính là thời điểm trong ngày mà bức tranh đó mô tả.
Tiếp đến là phòng lưu giữ những ngai vàng vương miện của Vua. Những bức tường trong phòng này được dát vàng (?) với những đồ chạm khảm nhiều màu rất phức tạp. Những đồ chạm khảm này được làm vào những năm 1950's để kỷ niệm 2500 năm ngày Đức Phật đi vào cõi niết bàn (Nirvana). Ngai Vàng, Vương Miện của Vua Ông và Vua Cha còn khá đơn giản sơ sài, nhưng của đời Vua Con đã được thiết kế và làm lại, trông hàng khủng hơn chút.


 hh.mianhe (17)

Ngoài những bức tranh quý hiếm của Đức Phật được làm bằng thuỷ tinh và vàng được đặt trong các lồng kính, trong cung điện hoàng gia còn lưu giữ rất nhiều những báu vật hoàng cung khác như bộ yên voi của vua, các thanh kiếm bằng vàng, đồng của đội cẩm vệ quân.
Tiếp nữa là đến chỗ trưng bày quà tặng của các nước bạn bè trên toàn thế giới. Có một điều hay là những món quà này được trình bày theo nhóm "các nước xã hội chủ nghĩa" và "các nước tư bản" Và một món quà thú vị nhất là của Tổng thỗng Nixon: những mảnh đá từ mặt trăng do tầu Apolo 11 lấy về trong chuyến hạ cánh vào mặt trăng.
Rồi đến phòng của Hoàng hậu, ở đây thì thấy có bức tranh chân dung lớn của nhà vua cuối cùng Savang, hoàng hậu Khamphoui và hoàng tử Vong Savang do một hoạ sĩ ngưòi Nga vẽ.
Cung điện hoàng gia:



 hh.mianhe (18)

Cũng trong khuôn viên của Cung điện hoàng gia còn có chùa Haw Pha Bang, nơi cất giữ bức tương Pra Bang linh thiêng của người Lào. Bức tượng Pra Bang cao 83 cm, nặng khoảng 50 kg và được làm bằng đồng dát vàng. Tương truyền rằng Pra Bang là biểu tượng của quyền được thống trị (cách nói hay hơn là lãnh đạo) người Lào. Prabang được làm ở Sri Lanka vào khoảng thế kỷ 1 sau công nguyên, được tặng cho ngưòi Khmer ở AngKor. Sau đó vua AngKor tặng nó cho con rể của mình là Chao Fa Ngum, người sáng lập ra triều đại Lan Xang. Haw Pha Bang được khởi công xây dựng từ năm 1963 nhưng vì nhiều lí do bất thường mãi tới năm 2006 mới hoàn thành.

Haw Pha Bang:



 hh.mianhe (19)

Du thuyền sông Mê Kông.

Các du thuyền thường chỉ bắt đầu vào buổi sáng. Đi khoảng 2 tiếng thì đến các động ở Pak Ou (miệng của dòng sông Ou, chẳng hiểu, chắc là Ou là tên gọi của sông Mekông), còn thường được gọi là Pak Ou caves. Pak Ou caves có hai động: Tham Ting ở bên dưới và Tham Theung ở bên trên. Các động này là biểu tượng linh hồn của dòng sông. Người dân Lào thường đến đây để cầu may. Tuy ở đây không có nhiều môn đệ của Cái Bang nhưng cũng có khá nhiều em bé lếch thếch bán lưu liệm hoặc đồ cúng tế cho Đức Phật.

Ở hai động này có lưu lại rất nhiều các tượng Phật bằng đồng, gỗ do người dân địa phương hoặc khách hành hương sưu tầm và tập hợp lại qua nhiều thế kỷ. Các tượng này ở nhiều tư thế khác nhau: trầm ngâm, giảng kinh, hoặc là đã đi vào cõi niết bàn (nirvana).

Cũng trong chuyến du thuyền này, bạn có thể tạt vào tìm hiểu cuộc sống của những người dân bên bờ sông Mê kông. Chỉ thấy ấn tượng nhất là nhìn thấy các bà các cô ngồi dệt vải con thoi đưa qua đưa lại thoăn thoắt.


Những bức tượng đứng nhìn ra sông Mê Kông ở động Pak Ou.


Thiếu nữ ngồi dệt vải


Những bức tượng do người dân địa phương và người hành hương để lại.



 hh.mianhe (20)

Cánh đồng chum (Plain of jars) ở Xiêng Khoảng.
Trên thế gian này còn ẩn chứa bao điểu chưa thể giải thích được, và Cánh đồng chum ở Xiêng khoảng là một trong số đó.
Dù được biết trước là ở Xiêng Khoảng vẫn còn nhiều UXO (Unexploded ordnance) do Mỹ để lại trong Secret War lắm lắm nhưng vì hiếu kỳ nên vẫn lọ mọ đến.
Đi từ Luông Pha Băng đến Xiêng Khoảng hết khoảng 8~9 tiếng, hai bên đường toàn núi là núi. Mình thích núi.
Ở Xiêng Khoảng có rất nhiều Plain of Jars sites, nhưng vì chúng vẫn ẩn chứa những nguy hiểm do UXO còn sót lại nên chỉ có 3 sites được mở ra đón khách du lịch. Site 1 là lớn nhất, nằm gần thị xã Phôn Sa Vẳn.
Cánh đồng chum bao gồm rất nhiều chum (dĩ nhiên rùi) làm từ đá kết cát, granit, đá cuội. Những cái chum cao trong khoảng 1~3m, nặng trong khoảng 600kg ~ 6 tấn, có tuổi khoảng chừng 1500~2000 năm và chúng được sắp xếp theo hình dạng những chòm sao. Đến bây giờ vẫn chưa một nghiên cứu nào chỉ ra được một cách thuyết phục về sự xuất hiện của những cánh đồng chum ở đây.
Truyền thuyết Lào thì cho rằng đó là do một ông Vua để ăn mừng chiến thắng quân thù đã cho làm những cái chum khổng lồ này để đựng rượu Lao Lao (hai từ này phát âm có vẻ giống nhau nhưng mà có nghĩa khác nhau, chữ Lao thứ nhất nghĩa là rượu, chữ Lao thứ hai nghĩa là Lào).


 hh.mianhe (21)

Theo Madeleine Colani, một nhà khảo cổ học người Pháp và cũng là người có nhiều đóng góp cho ngành khảo cổ Việt Nam, thì những cái chum đó là những bình đựng tro táng vì trong những lần khai quật cái hang ở đó Bà tìm thấy rất nhiều những hài cốt, xương, tro hoả táng và nhiều vật dụng cổ. Và những hài cốt đó có tuổi khác nhau nên Colani cho rằng đây cũng là bãi tha ma của nhiều thời kỳ sau đó theo phong tục thời đó. Giả thuyết này được xem là có tính thuyết phục nhất.
Có giả thuyết cho rằng những cái chum đó được đúc từ hỗn hợp đá, đất sét và cát. Và cái hang mà Colani tìm thấy ở đó chính là lò nung. Thực ra là có hai cái hang nhưng một cái đã bị bom Mỹ đánh sụp trong cuộc chiến tranh bí mật (Secret War).
Cũng có giả thuyết cho rằng những cái chum đó dùng để đựng nước mưa cho những đoàn người du hành trong những chuyến đi dài, là bởi vì mưa thì chỉ theo mùa và nước thì thường không dễ dàng tìm kiếm.



Cửa hang ở cánh đồng chum.


Nhìn từ trong hang.


Plain of jars (site 1)



The biggest jar.



 An Hoang Trung Tuong (22)

Chết thật em Hê yêu bốt bâu nhiêu tư liệu thế nầy mà Trung Tướng quên cả cám ơn. Nhẽ hùi ý Trung Tướng bận quá.

 

Xin lỗi Hê yêu nhế.



 An Hoàng Thiếu Tướng (23)

Cảm ơn Hê yêu nhế. Tiếp tục bốt giữ khách giúp Trung Tướng trong thời gian nầy nhế.

Hồm nầu có dám đi bụi Viêng Chăng lần nữa không? Chỉ đi 2 người thôi nhế? Cho em một mình một ghế sau ngủ thoải mái nhế.(@Bựa)

"Lần nữa"? Tức là đã từng?





 An Hoang Trung Tuong said to An Hoàng Thiếu Tướng 2009-08-13 21:02

"Trung Tướng được phép tránh giả nhời dững câu hỏi khiêu khích hoặc quá nhậy cảm".

 

"The Middle General reserves the right not to reply to so much Bựa comments"




 Riêng tư (24)

Bình luận riêng

 Riêng tư (25)

Bình luận riêng
PREVIOUS POST